Văn Hóa Trà Đạo Nhật Bản Có Gì Độc Đáo

Nhắc đến Nhật Bản, một đất nước có một nét văn hóa vô cùng độc đáo không chỉ ở con người. Đặc biệt, văn hóa trà đạo Nhật Bản một nền văn hóa uống trà rất được nhiều người biết đến và thưởng thức nét văn hóa này khi đến đất nước mặt trời mọc. Trà đạo không chỉ uống trà mà còn là thưởng trà, sự tỉ mỉ công đoạn để tạo ra những chén trà ngon từ chuẩn bị cho đến thành quả.

Chính vì thế, trà đạo Nhật Bản được coi là một nghệ thuật của sự tinh tế, ẩn chứa cả một nghệ thuật sống của người dân nơi đây. Hãy cùng Trà Phước Lạc đi tìm hiểu chi tiết về những thú vị về nét văn hóa trà đạo này nhé!

Lịch sử văn hóa trà đạo Nhật Bản

Theo những wikipedia lịch sử văn hóa trà sẽ chia thành 3 giai đoạn chính. Giai đoạn đầu tiên bắt đầu từ những năm của thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 14. Giai đoạn 2 từ thế kỷ 16, giai đoạn 3 từ thế kỷ 20 trở lại đây. Chúng ta cùng xem sự phát triển và hình thành của nét văn hóa trà đạo Nhật Bản này nhé.

Lịch sử trà đạo Nhật Bản
Giai đoạn hình thành nên văn hóa trà đạo Nhật Bản

Giai đoạn 1

Vào những năm của thế kỷ thứ 8 trà bắt đầu được giới quý tộc sử dụng phổ biến. Ở trong giai đoạn này trà được coi là nước uống xa xỉ và rất được tầng lớp quý tộc yêu thích. Chúng được lấy ra là chủ đề chính cho những trò chơi của giới quý tộc như: đấu đoán tên trà.

Giữa bối cảnh xô bồ, một nhà sư tên Murata Juko đã thấy được nét đẹp giản dị tồn tại trong văn hóa uống trà thời xa xưa. Đến với bằng tinh thần thuần khiết, nhà sư Murata Juko đã rất coi trọng cuộc sống tinh thần. Và thế là trà đạo dần được xuất hiện.

Sau đó, văn hóa uống trà tinh thần tiếp tục được Takeno Jyoo kế nhiệm với quan niệm: “Mặc dù xung quanh chúng ta chẳng có gì cả: không hoa, không lá; nhưng có cảnh hoàng hôn chiều tà với một mái nhà tranh.”

Giai đoạn 2

Đến giai đoạn này, Trà Đạo mới thực sự bước sang một trang sử mới, tạo nên một nét văn hóa trong giới Samurai. Chính người kết nhiệm Jyoo là Senno Rikyu đã đem trà trở thành một nét văn hóa lúc bấy giờ trong giới samurai. 

Ngoài Rikyu còn có Yabunnouchi Jyochi cũng là học trò của Jyoo. Tuy nhiên, Jyochi lại chú trọng hơn vào việc thực hành Trà Đạo ở chính bản thân và lối sống, nơi cái tâm trong trẻo của mỗi người. 

Tóm lại, trong giai đoạn ngày, mặc dù có rất nhiều trà nhân khác cũng đang hoạt động nhằm phát triển văn hóa trà đạo Nhật Bản lúc bấy giờ. Tuy nhiên có 2 nhân vật cốt lõi đã làm cho trà đạo ngày một phát triển hơn.

Giai đoạn 3

Đến giai đoạn này trà bắt đầu được hội nhập và dần phổ biến hơn với người dân. Trong mỗi phòng trà đều có cố bàn ghế gỗ cho khách ngồi và số người thưởng thức trà ngày một tăng lên trở thành nét văn hóa đặc trưng của riêng người dân Nhật Bản. 

Tóm lại giai đoạn lịch sử hình thành văn hóa trà đạo của Nhật Bản:

  • Năm 1522 – 1591 nhà sư Senno Rikyu đã đem trà đạo vào giới Samurai (đây là giới thống trị Nhật Bản lúc bấy giờ) và được đón nhận một cách rộng rãi trong giới. Sau đó dần hoàn thiện nghi lễ của một tiệc trà đạo.
  • Năm 1603 – 1868 giai đoạn này trà đạo chỉ dành cho nam giới.
  • Năm 1868 – 1912 phụ nữ chính thức được tham gia dự tiệc trà đạo.

Tại sao văn hóa trà đạo Nhật Bản lại được thế giới biết đến?

Văn hóa trà đạo Nhật Bản là một quá trình không ngừng nghỉ của người dân Nhật Bản. Khởi đầu từ những thế kỷ trước, trải qua muôn ngàn khó khăn Trà Đạo đã được hình thành trên đất nước này, trở thành một nghệ thuật sống của chính dân tộc mình. Người Nhật cho rằng: Trà Đạo không chỉ là những phép tắc trong uống trà mà nó còn là mong muốn được hòa mình vào với thiên nhiên, thanh tẩy tâm hồn và tu dưỡng tâm tính.

Văn hóa trà đạo Nhật Bản
Tại sao nhiều người lại yêu thích trà đạo Nhật Bản

Nguyên tắc uống trà: Hòa – Kính – Thanh – Tịnh đây là 4 nguyên tắc cơ bản nhất trong trà đạo:

  • Hòa: có nghĩa hòa vào một giữa con người với thiên nhiên, sự hòa hợp giữa trà nhân và trà thất. Trà nhân là người pha trà, người thưởng trà, trà thất là dụng cụ pha trà, phòng trà.
  • Kính: là sự kính trọng, tôn kính đối với người khác, kính trọng với thiên nhiên, với cuộc sống.
  • Thanh: Thể hiện sự thanh thản, an nhiên, yên tĩnh và sự bình an trong tâm hồn.
  • Tịnh: Đây là cảnh giới cao nhất của tâm hồn, tĩnh lặng, yên tĩnh.

Đó là lý do tại sao trà đạo Nhật Bản lại được nhiều người yêu thích và đón nhận đến thế. Khi thưởng trà đạo bạn sẽ cảm thấy bình yên hơn.

Không gian thưởng thức trà

Với người Nhật Bản, trà đạo là một hình thức thưởng thức trà mà ở đó người chủ lẫn khách đều hướng đến sự thư giãn tinh thần, hòa hợp với thiên nhiên. Chính vì thế, phòng trà được trang trí rất đơn giản nhưng vẫn thể hiện được sự thanh tao, không khí ấm áp, một sự mến khách của chủ nhà. 

Đi quan trọng hơn, khi thưởng thức trà ở Nhật Bản bạn sẽ được hòa mình với thiên nhiên và một cảm giác vô cùng bình yên.

5 bước để học pha trà đạo Nhật Bản đúng cách

Dưới đây là 5 bước pha trà đạo của Nhật Bản đúng cách

Các bước hãm trà Nhật Bản
Làm ấm trà là bước quan trọng trong phương pháp pha trà

Bước 1: Về nước pha trà

Chuẩn bị nước suối tinh khiết để pha trà. Đun sôi nước thông thường khoản từ 90 đến 95 độ C là nhiệt độ thích hợp nhất để pha trà.

Bước 2: Làm ấm dụng cụ pha trà

Ấm trà và tách trà tráng qua với nước đun sôi để làm ấm dụng cụ pha (diệt khuẩn gây hại còn bám lên bề mặt ấm và chén). Sau đó lau khô và cho trà vào ấm. Thường trà của Nhật là dạng bột nên thường mỗi người sẽ cho một muỗng cafe. Tùy vào sở thích của mỗi người mà cho nhiều cho ít.

Bước 3: Pha trà

Đối với các loại trà thượng hạng, cao cấp thì có thể pha được từ 4 – 6 lần nước, còn các loại trà thông thường thì từ 2 – 3 lần nước.

Lần 1: Pha với nước ở nhiệt độ 60 độ C. để khoảng 2 phút cho trà ngấm rồi rót ra mời khách.

Lần 2: Pha với nước ở nhiệt độ 80 độ C khoảng 30 – 40 giây, lắc nhẹ và rót tách trà cho khách.

Lần 3: Nhiệt độ pha trà khoảng 90 độ C từ 30 – 40 giây và mời khách sử dụng/

Về lượng nước pha trà, bạn nên ước lượng số nước cho bao nhiêu người uống để tra. Cách pha trà xanh của Nhật Bản sẽ khác so với cách pha trà thông thường của các nước Khác.

Bước 4: Cách rót trà

Cách rót ra của trà đạo Nhật Bản cũng rất khác. Sau khi hãm trà xong, nước trà sẽ được rót ra theo thứ tự từ 1,2,3… Lần đầu rót khoảng 30ml nước (giữa lý) sau đó lần 2 là 20ml thứ tự ngược lại so với lần đầu. Mục đích để trung hòa vị cho mỗi tách trà được cân bằng.

Bước 5: Cách uống trà

Khi uống trà Nhật Bản theo phong  cách trà đạo sẽ được ăn kèm với một loại bánh ngọt sau khi uống để làm gia tăng hương vị của trà.

Văn hóa trà đạo của nhật bản được nhiều người đón nhận trên thế giới
Các bước pha trà đạo Nhật Bản

Lưu ý khi thưởng trà đạo Nhật Bản

  • Trước khi thưởng thức trà: Không đeo trang sức kim loại, đồng hồ, phụ nữ không nên mặc váy ngắn, đàn ông đi tất trắng. Không nên xịt nước hoa quá đậm dẫn đến mùi nồng nàn khó chịu khi thưởng thức trà.
  • Trong lúc uống trà: Xoay bát trà theo kim đồng hồ và để trên lòng bàn tay trái, tay phải bê trà và uống. Khi uống nên tập trung vào bát trà thay vì nhìn xung quanh. Nếu muốn trò chuyện với nghệ nhân đó, bạn sẽ xoay ngược bát trà và hướng vào nghệ nhân đó.
  • Sau khi thưởng trà: Bạn nên sử dụng tay để lau cạnh trà. Nếu trà quá nặng bạn không cần phải uống hết.

Trên đây là những thông tin về trà đạo Nhật Bản, nguồn gốc, lịch sử, văn hóa và cách pha trà đạo như thế nào mà Trà Phước Lạc đã tổng hợp lại từ nhiều nguồn khác nhau. Hi vọng với chút kiến thức này sẽ giúp bạn hiểu hơn về trà Đạo. Ngoài ra, bạn cũng có thể đạt trà Oolong về thưởng thức. Trà Phước Lạc đang cung cấp các loại trà Oolong chính hãng với giá phải chăng. Liên hệ 0886.113.799 (Zalo) để được tư vấn ngay nhé!

Tài liệu tham khảo: 

Trà đạo Nhật Bản – Wikipedia

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *